Tìm hiểu và phân loại các loại bàn phím cơ Razer hiện nay? Hướng dẫn chọn mua bàn phím cơ Razer

Tìm hiểu và phân loại các loại bàn phím cơ Razer hiện nay? Hướng dẫn chọn mua bàn phím cơ Razer

Nếu như các bạn hay theo dõi những giải đấu lớn của các tựa game E-Sport thì chắc hẳn các bạn đã từng nhìn qua Logo “3 con rắn xanh”. Logo “3 con rắn xanh” đó chính là hãng Razer, một hãng sản xuất phụ kiện dành cho máy tính lừng danh trên thế giới. Razer có rất nhiều sản phẩm khác nhau như: Chuột, bàn phím, tai nghe,… thế nhưng trong bài viết này chúng ta sẽ chỉ tập trung nói về dòng sản phẩm bàn phím cơ của Razer.

A. Tìm hiểu và phân loại bàn phím cơ Razer

Trong thị trường bàn phím cơ, các sản phẩm bàn phím cơ của Razer được đánh giá rất cao và được nhiều game thủ trên thế giới sử dụng. Hãng sản xuất Razer đã có mặt trong thị trường bàn phím cơ từ rất sớm nên được rất nhiều người sử dụng tin dùng. Ngoài ra thì hãng Razer còn rất “đầu tư” cho việc quảng bá và Marketing giúp cho hãng Razer đã nổi nay còn nổi hơn. Thậm chí hãng Razer còn tài trợ các sản phẩm của mình cho các giải đấu E-sport lớn trên thế giới để quảng bá hình ảnh của mình. Một trong những game thủ nổi tiếng hay sử dụng bàn phím cơ đến từ Razer nhất đó chính là Faker (vận động viên E-sport LOL).

Bàn phím cơ Razer được hãng chia thành nhiều phân khúc khác nhau, trải dài từ trung cấp  (Khoảng 1.900.000vnđ) cho đến cao cấp (Khoảng 5.400.000vnđ). Với những người sử dụng đã nghiện dòng bàn phím cơ của Razer thì việc bỏ ra hơn 5 triệu đồng để sắm sản phẩm “tối thượng” nhất của Razer thì cũng không có gì là quá khó hiểu vì chúng quá tốt. Ngoài ra, các bạn có mức kinh phi eo hẹp thì vẫn có thể sử dụng những sản phẩm tầm trung của Razer. Những sản phẩm tầm trung của Razer đáp ứng rất tốt được nhu cầu của người sử dụng.

I. Switch

1. Switch cơ học

Trên một sản phẩm bàn phím cơ thì Switch là thứ quan trọng bậc nhất, nó sẽ quyết định toàn bộ sự trải nghiệm của các bạn. Nếu như những bàn phím cơ có Switch ngon thì nó có thể kéo được lại hầu hết các điểm trừ. Điểm khác biệt nhất của Razer đó chính là hãng trung thành với Switch “cây nhà lá vườn” của mình. Thực sự, nói là “cây nhà lá vườn” cũng không đúng hoàn toàn, vì sao thì các bạn hãy cùng Playzone tìm hiểu nhé! Switch của Razer được hãng tự nghiên cứu và phát triển, thế nhưng Razer lại không trực tiếp sản xuất các Switch đó mà hãng thuê Kailh (một đơn vị chuyên sản xuất Switch) để gia công cho các Switch của mình và các sản phẩm Switch đó vẫn được đặt tên là Razer Switch. Switch Razer cũng có những đặc điểm tương đồng với các Switch phổ biến trên thị trường, nó không có quá nhiều điều “khác biệt”.

Razer hiện nay đang là một trong số “ít hãng” nghiên cứu và sử dụng Switch quang học. Các Switch của Razer hiện đang có mặt trên thị trường là: Razer Switch Green, Razer Switch Orange, Razer Switch Yellow, Razer Switch Clicky Optical, Razer Switch Linear Optical. Trong các Switch đó thì Switch Green, Switch Orange, Switch Yellow là những Switch cơ học hoàn toàn và được sử dụng phổ biến. Còn Switch Razer Clicky Optical, Razer Linear Optical là những Switch quang học và chỉ được sử dụng trong một vài sản phẩm vì mức giá thành của nó tương đối cao. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết các Switch đến từ Razer nhé!

Đầu tiên, chúng ta sẽ có Razer Green Switch (50g – hành trình 4mm). Đây là một Switch có Tactile và Clicky nên nó sẽ đồng nghĩa với việc phát ra tiếng “tích tích” mỗi khi các bạn gõ. Nếu như các bạn đã sử dụng bàn phím cơ thì các bạn có thể hình dung ra nó chính là “bản sao” của Blue Switch.

Tiếp theo, chúng ta sẽ có Razer Orange Switch (45g – hành trình 4mm). Đây là một Switch có Tactile nhưng sẽ không phát ra tiếng “tích tích” khi gõ. Nó sẽ là một sản phẩm lý tưởng cho những ai muốn dùng những bàn phím im lặng nhưng vẫn có chất “cơ”. Dòng Razer Orange Switch có đặc điểm giống như Brown Switch phổ biến trên thị trường.

Sản phẩm cuối cùng thuộc dòng Switch cơ học đó chính là Razer Yellow Switch (45g – hành trình 3.5mm). Razer Yellow Switch là Switch khác biệt nhất trong dòng Switch của Switch vì nó là Switch trơn tuột, không có có Tactile nên khi các bạn nhấn thì không khác gì bàn phím cao su là mấy. Ưu điểm của Switch Yellow chính là tốc độ, bạn sẽ bấm được phím rất nhanh nhưng chúng ta phải đánh đổi sự trải nghiệm.

2. Switch quang học

Nói đến Switch quang học thì có lẽ các bạn vẫn còn hơi lạ lẫm. Các Switch cơ được nhận tín hiệu khi các đầu điểm tiếp xúc bằng đồng chạm với nhau, còn Switch quang học nó sẽ nhận được tín hiệu khi có ánh sáng chiếu đến điểm nhận tín hiệu. Có vẻ hơi phức tạp một chút nhưng các bạn hãy xem ảnh dưới đây để hiểu rõ hơn cách hoạt động nhé!.

Switch quang học của Razer hiện nay đang sử dụng nguyên lý chặn sáng. Các bạn hãy liên tưởng nó đến các hệ thống chống trộm bằng tia laser trên phim ảnh, mỗi khi có người đi qua những tia Laser đó thì hệ thống sẽ kêu lên. Switch quang học tương tự như vậy! Switch quang học xịn hơn rất nhiều nhưng chúng ta cũng phải đánh đổi rất nhiều, cụ thể rằng chúng ta sẽ không còn Tactile như các Switch cơ học.

Đầu tiên, Razer Clicky Optical Switch “Tím” (45g – hành trình 3.5mm). Đây là một Switch quang học có Clicky nên nó sẽ đồng nghĩa với việc phát ra tiếng “tích tích” truyền thống của bàn phím cơ.

Tiếp theo, chúng ta có Razer Linear Optical Switch “Đỏ” (40g – hành trình 3.5mm). Đây là một Switch quang học không có Tactile cũng như Clicky. Nó sẽ ưu tiên về mặt tốc độ cũng như độ nhạy (nhấn 1mm là đã có tín hiệu). Nó sẽ giống y hệt với Red Switch trên thị trường hiện nay.

II. Thiết kế

Về mặt thiết kế thì bàn phím cơ Razer không có quá nhiều khác biệt, nó vẫn đi theo thiết kế truyền thống cũ trước đây. Razer vẫn cung cấp cho người sử dụng các phiên bản kích thước TKL (87 phím) và Full Size (108 phím trở lên). Tại sao Full Size của Razer lại từ 108 phím trở lên? Trong khi các nhà sản xuất khác chỉ có 108 phím? Chúng ta có thể thấy rằng trên các bàn phím cơ Razer thuộc một số dòng như BLACKWIDOW CHROMA V2, Razer Huntsman Elite… sẽ có thêm các những phím chức năng phụ, nút điều chỉnh,…

Chất lượng của bàn phím cơ Razer được đánh giá cao, nó có vỏ được làm bằng kim loại và dây được bọc bằng dù. Thế nhưng vỏ kim loại đôi chút làm người sử dụng bị “giật mình” vì nó truyền điện (đặc điểm chung của bàn phím có vỏ bằng kim loại).

Điểm đáng giá nhất trên bàn phím Razer đó chính là hệ thống LED, các bàn phím cơ của Razer được trang bị LED đơn sắc và cả phiên bản LED RGB. Trong đó hệ thống LED RGB được đánh giá rất cao về ánh sáng, hiệu ứng. Nếu như bạn là người đam mê những sản phẩm có LED RGB thì bàn phím cơ Razer sẽ không làm các bạn thất vọng.

III. Các dòng bàn phím cơ Razer

Razer chia sản phẩm của mình theo các Series khác nhau như: BlackWindow, Tournament, Chroma,… Trong bài viết này Playzone sẽ giúp các bạn tìm hiểu kỹ hơn và phân chia theo dạng Switch.

Đầu tiên, chúng ta có những sản phẩm cao cấp nhất của hãng sử dụng Switch quang học. Dòng sản phẩm sử dụng Switch quang học sẽ là dòng cao cấp nhất của Razer nên nó sẽ được trang bị hệ thống LED RGB. Hai cái tên chúng ta sẽ phải kể đến trong dòng Switch quang học của Razer đó chính là:

Tiếp theo, chúng ta có dòng bàn phím cơ sử dụng Switch cơ truyền thống. Đây sẽ là dòng sản phẩm phổ thông nên nó có rất nhiều loại và nhiều sự lựa chọn cho người sử dụng. Các dòng sản phẩm sử dụng Razer Switch cơ học chúng ta có thể kể đến:

  • Razer BlackWindow (Full Size – LED RGB). Phiên bản BlackWindow chỉ có một sự lựa chọn: Razer Green Switch. Còn phiên bản BlackWindow Elite (cao cấp hơn) sẽ có 3 sự lựa chọn : Razer Green, Orange, Yellow Switch.

  • Razer BlackWidow Tournament Edition Chroma V2 (TKL – LED RGB). Tương tự giống phiên bản phía trên, khác điều rằng chúng được ra sau nên được tinh chỉnh một vài chi tiết. Các bạn sẽ được bổ sung thêm kê tay để tránh bị mỏi. Sản phẩm sẽ được trang bị Razer Green Switch.

  • Razer BlackWidow Lite (TKL – LED – có Oring). Dòng sản phẩm này có kích thước nhỏ gọn, sử dụng Razer Orange Switch đi kèm với Oring để đảm bảo sự yên tĩnh cũng như trải nghiệm của người sử dụng. Dòng sản phẩm có 2 phiên bản màu sắc chính là: Classic Black | Mercury White, ngoài ra chúng ta sẽ có các phiên bản phối màu StarWar.

 

  • Razer BlackWidow X Tournament Edition (TKL – Green Switch). Dòng sản phẩm rút gọn hệ thống LED RGB của Razer BlackWidow Tournament Edition Chroma. Sản phẩm vẫn sử dụng Razer Green Switch.

B. Cách chọn bàn phím cơ Razer phù hợp

Mối người sẽ có một nhu cầu sử dụng khác nhau và những yêu cầu cá nhân riêng nên trong bài viết này Playzone chỉ nói đến một số nhu cầu nhất định.

1. Chọn theo Switch

Người gõ văn bản, đánh chữ: Đối với những người gõ văn bản nhiều thì việc chọn những bàn phím cơ sử dụng Razer Green Switch sẽ là sự lựa chọn hàng đầu. Swtich Green cho cảm giác gõ rất tốt nhưng bù lại chúng sẽ hơi ồn ào. Ngoài ra, Razer còn có sản phẩm Razer BlackWidow Lite sử dụng Orange Swtich - có Oring để giảm thanh và được thiết kế dành riêng cho những người gõ văn bản.

Chơi game: Những người chơi game thì bàn phím Razer sử dụng Switch quang học sẽ là sự lựa chọn hàng đầu. Các Switch quang học có tốc độ phản hồi nhanh hơn Switch cơ thông thường. Nếu như các bàn phím Razer sử dụng Switch quang học còn quá cao thì các bạn hãy chọn bàn phím Razer Green Switch – sự lựa chọn hoàn hảo của Game thủ.

2. Chọn theo kích thước

Các sản phẩm bàn phím cơ của Razer hiện nay đang có kích thước Full Size và TKL.

Full Size: Sẽ dành cho các bạn có không gian làm việc rộng rãi, thường xuyên phải sử dụng phần bàn phím số bên phải.

TKL: Những ai hay di chuyển, thích đem theo bàn phím thì kích thước TKL sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo. Dòng phím TKL sẽ rất phù hợp với các Game thủ vì chúng gọn, tạo ra không gian rộng hơn để điều khiển chuột.

3. Chọn theo hình thức

LED RGB: Hệ thống LED RGB “cực đẹp” trên bàn phím cơ Razer là điều không thể bàn cãi. Các bạn hãy chọn những phiên bản có LED RGB để sử dụng trang trí là tuyệt vời nhất.

LED: Nếu như các bạn không đòi hỏi quá nhiều vào hệ thống chiếu sáng, chỉ cần ánh sáng để hiển thị rõ các kí tự trên phím thì các bạn hãy chọn hệ thống LED đơn sắc. Hệ thống LED đơn sắc nhìn rất sang trọng và nó giúp các bạn tiết kiệm được một khoản tiền tương đối.

4. Chọn theo nhu cầu riêng

Sử dụng trong môi trường khắc nhiệt: Nếu như nơi làm việc của các bạn thường phải đối mặt với nước và bụi bẩn thì hãy chọn sản phẩm Razer BlackWidow Ultimate vì nó có chống nước và bụi.

Trong bài viết này Playzone đã giúp các bạn tìm hiểu và phân loại nhanh các bàn phím cơ Razer đang có trên thị trường hiện nay. Với những thông tin này chúc các bạn sớm tìm được bàn phím phù hợp với nhu cầu của mình.

Đang xem: Tìm hiểu và phân loại các loại bàn phím cơ Razer hiện nay? Hướng dẫn chọn mua bàn phím cơ Razer

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Chat Messenger (8h30 - 22h00)
Chat Zalo (8h30 - 22h00)
0964.246.999 (8h30 - 18h30)